Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

nếu thương yêu biêt nói

Khi còn học mẫu giáo, cô bảo phải thương mẹ thương ba nghe chưa, phải ngoa nghe lời ba mẹ. Những buổi chiều ta, trước hiên nhà trên nên đất, mẹ ngồi tựa lưng vào gốc côt, tôi nằm trong lòng mẹ để được xoa lưng. Mối ăn nham nhở chân cột, mẹ chẳng thể thả hết lưng vào, nên cứ ngồi thế mà kỳ rơm cho tôi. khẽ khàng "con thương mẹ", nó vuột ra, tôi bẽn lẽn cười rồi rút vào lòng, nắng chiều ngã dãi đánh đổ bóng cây trăm biển trước nhà, cái bóng dài thường thượt phủ qua hiên nhà, choàng lấy mẹ con tôi, mùi đồng, mùi mồ hôi mẹ, liu riu tôi vào giấc ngủ.

Nắng ngã dài cuối xóm rồi đêm nuốt chửng lấy căn nhà lá cùng sáu người chúng tôi, bên măm cơm ba hay hỏi chuyện học hành ba chị em tôi. Chị hai nói "chừng nào trường cấp hai mở gần nhà ba cho con đi học lại nghen ba", mẹ chỉ ăn không nói gì, tôi thấy mẹ rưng rưng. Bóng con thằn lằn chạy xoặt qua cây đèn măng xong trên cột nhà phủ dài trên bàn ăn, chị tư lấy cho tôi thêm chén cơm cháy đít.

Rồi kim đòng hồ vẫn điều đặng xoay từ trái sang phải, chúng tôi cũng thay dổi theo thời gian, mẹ cũng thế. Mọi thứ đều đổi mới, ban đàu bóng đèn dài (đèn điện) thay thế đèn măng xong trên cột nhà, rồi có cái máy cát sét, cái ti di trắng đen, rồi có nhà tường, rồi tôi vào đại học. Mọi thứ, dù muốn dù không cũng chẳng thay đổi được số phận trước thời gian. Đâu đó, có một khái niệm về thời gian, ma tôi từng đọc rằng (không nhớ rõ để trích nguyên văn): thời gian là một ông thầy hiệu trưởng khó tính, dù bạn có đưa hối lộ cngx không thể thay đồi được kết quả của bạn (lượt trích Cơ Hội Của Chúa). "Con thương mẹ" đã không thể bẽn lẽn như ngày nào thốt ra từ khuông miệng một thằng thanh niên như tôi. Liệu trưởng thành làm cho con người khó thể hiện thương yêu?

Rồi đến lúc thế giới trở nên phẳng, khoảng cách không gian trở nên không biên giới, cũng là lúc khoảng cách giữa người với người trở nên vô hình. Rồi, nhưng lời thương yêu, biết ơn cha mẹ, chúc mừng sinh nhật "phũ xanh" mạng xã hội. Liệu cha mẹ có đọc được hay không? Ở đây tôi không đề cặp đến khía cạnh này, vấn đề buâng khuâng liệu có phải con người ngay càng cách xa nhau, tiêng nói giờ được thay thế bằng câu chữ? Có lẻ vậy, chúng ta cần được dạy lại cách yêu thương.

Mà quên, dạo gần đây thông báo nghĩ học, sủa bài, chấm điểm đã được các giáo viên (nhất là giáo viên trẻ) đưa lên facebook. Vậy ai sẽ là người dạy yêu thương đây? Nói đùa thế thôi, tôi có một chị bạn rất tốt tính, luôn quan tâm đến người khác, chi luôn nghĩ cho mọi người xung quanh để rồi nhận phần thiệt về mình. Chị thường làm mội thứ, lo lắng, lo việc ăn uống, sức khoe cho những người chị quan tâm. Với "chúng tôi" chị là một người chị, một người bạn tuyệt vời, với những đưa em, đứa cháu chị vô cùng chu đáo. Rồi một ngày tôi lại tự hỏi mình "yêu thương liệu có cực đoan" ranh giới ấy thật mong manh.

Với một số người ỷ lại, sự yêu thương ấy trở thành hiển nhiên, sự giúp đơ ấy trở thành điều phải làm, họ sẽ phản ứng, ngạc nhiên và thậm chí là chỉ trích nếu họ không nhận được điều mà họ muốn. Khi ấy, nó trở thành đòi hỏi. Còn với những người có suy nghĩ, cũng quan tâm đén chị, đôi khi sự nhiệt tình đó khiến người nhận trở nên khó xử, khiến họ cảm thấy khó chịu đôi lúc mặc cảm tự ti... chỉ sơ lượt qua thế thôi để biết rằng, yêu thương là một chuyện, hành động yêu thương và cách thương yêu là chuyện khác. ranh giới mong manh lắm.

Quay lại với khai niệm yêu thương, khi nó vượt qua ranh giới gia đình, khi nó vượt ra giới hạn nam nữ, bạn bè. Đó là tình cảm xã hôi! Có những lần rong ruổi Sài gòn đêm, khi màn đêm phủ lên những tòa nhà cao tầng, để những bóng đèn neon được thỏa thê thả bóng xuống mặt được tạo nên nét rất riêng của hòn ngọc viễn đông. Đó cũng là lúc người phu quét đường khua chiếc chỗi dài thu gọn tàn dư của ngày, tôi thấy họ như những đạo sĩ trên núi Võ đang với công phu thái cực. Nhấp ngụm bia lạnh, mắt rãi dọc theo chiếc bóng không lời, đang mãi nghe vị đắng của thứ chất lỏng cháy chạy dộc cổ hộng, ánh mắt tôi chạm phải cô bé cùng nhóm bạn trên đoàn xe gắn máy, các bạn chỉ trỏ từ xa rồi dừng lại bên vệ đường. Em đon dã chạy vụt qua đường, dúi vào tay người phu quét đường ấy một bọc nilon trắng, cùng nụ cười tươi rối, mắt tôi kéo ra khổi đôi mắt hồn nhiên của em chuyển đến người phu ấy.

Đôi mắt trải đời ấy hằn lên nhừng đường chỗi vô tận trong cái vòng lập cuộc đời, người phu nhìn cô bé ấy, khóe miệng không nhếch lên như Phan Bội Châu với Baven, nhưng hồ như con ngơi kia không hề chuyển động. Người phu đứng thằng lên, đưa tay ra nhận bằng một động tác mà tôi đồ rằng hàng ngày người ấy cũng hay làm "lấy rác cho vào xe". Có vẻ hơi cay nghiệt, khi cô bé bước quay trở lại hòa nhập với nhóm bạn của mình cùng với nụ cười làm dán trước máy ảnh rồi cả nhóm kéo nhau tiếp tục hành trình. Còn tôi, ngồi, nhấp tiêp ngụm bia và nhìn người phu quét đường, dường như có chút bụi ghé qua cùng cơn gió rồi thoảng đi. Tôi trong chờ một cái fud là nhếch mép, nhưng có lẻ, người phu đang nghĩ về những đứa con của minh. Liệu có ấm lòng đêm Sài Gòn không ngủ.

Yêu thương chưa bao giờ là dư thừa, thế nhưng cũng như cần câu và con cá, cái quan trọng ở đây không phải tình thương đó lớn bao nhiêu và đẹp thế nào...

Những mảnh ghép cuộc đời, chúng ta đang rời xa nhau, xã hội ngày một phát triển, không gian hẹp lại con người ngày càng xa nhau. Tôi nhớ như in một ngày tháng 12 năm 2006, đó là cơn lạnh đầu tiên của miền nam mà tôi biết tới, cái lanh cắt da ấy lại hay, khi những người bạn đại học xa lạ chúng tôi ngồi lại gần nhau hơn. Giống loài chim cánh cụt Nam cực, chúng tôi nhích lại gần mà chia hơi ấm cho nhau, tình bạn trở nên khắng khít từ đấy. vậy có phải, khó khăn chính là chìa khóa để chúng ta tiền lại gần nhau, tin tưởng trao yêu thương. Có lẻ thế.

Không phủ nhận đc sự phát triển của xã hội giúp nhân loại đẩy lùi dịch sốt rét, giúp trẻ em không làm bạn với chiếc xe lăn vì chứng bại liệt, nhưng, sụ phát triển ấy khiến yêu thương bị ăn mòn, biến dạng và công nghiệp hóa. Khi mà giáo dục trở thành kỹ nghệ nuôi thân, khi mà, y tế là cây hái ra tiền, khi mà sinh nhật chỉ tồn tại trên facebook, khi mà ngày vu lan cha mẹ được tặng quà online.

Yêu thương đơn giản lắm mà! cần lắm một binh biến để con người có thể một lần nữa xích lại gần nhau, để một lần nữa vui như thuở ấu thơ với chiếc áo rách đắp chung. Để một lần nữa ta lại là ta một gã khờ!